Lời dạy người xưa: Ăn cơm không cắm đũa, ngồi ghế không rung chân

  • 10/11/2022 09:07:34

Từ xa xưa, tổ tiên đã đúc kết những kinh nghiệm quý báu và lưu lại cho thế hệ đời sau rất nhiều lễ nghi và phương thức sinh hoạt, đó là kết tinh giữa trí huệ và kinh nghiệm sống phong phú trong cuộc sống hàng ngày.

Những quy tắc này được phản ánh trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống, tưởng như là những ràng buộc nhưng thực tế lại dạy chúng ta sự tôn trọng và phép tắc xã giao.

Quy tắc, lễ nghi khi dùng đũa

Đũa là một dụng cụ độc đáo và thông dụng trong cuộc sống của chúng ta, nguồn gốc sớm nhất của đôi đũa có thể bắt nguồn từ các triều đại nhà Thương và nhà Chu cách đây hơn 3.000 năm.

Bởi vì đũa có nguồn gốc lâu đời nên có rất nhiều những quy tắc sử dụng đũa.

Không cắm đũa vào bát cơm

Hồi nhỏ, rất nhiều người trong chúng ta bị bố mẹ khiển trách vì thói quen cắm đũa vào bát cơm.

Đó là dựa vào một tập tục thời cổ đại, chỉ có cơm cúng lên tổ tiên mới cắm đũa như thế. Quy tắc đó vẫn còn duy trì cho đến ngày nay, bởi vậy không thể phạm phải điều kiêng kỵ này.

Lời dạy người xưa: Ăn cơm không cắm đũa, ngồi ghế không rung chân

Ảnh minh họaKhông dùng đũa để gõ bát

Khi ăn cơm, chúng ta không thể dùng đũa mà tùy tiện gõ vào bát, như vậy sẽ khiến người xung quanh cảm thấy khó chịu, phản cảm.

Bởi vì trước đây, những người đi xin ăn thường gõ vào bát của mình để gây sự chú ý đối với những người xung quanh.

Trong xã hội ngày nay, mặc dù người ăn xin đã ngày càng ít, nhưng tốt nhất không được có thói quen này, bởi vậy hành động này mang một ý nghĩa xấu.

Lời dạy người xưa: Ăn cơm không cắm đũa, ngồi ghế không rung chân

Ảnh minh họa. Chú ý đến màu sắc của đôi đũa trong các sự kiện quan trọng

Màu sắc của đũa cũng phong phú và đa dạng, trong đó đôi đũa màu đỏ và màu trắng khi sử dụng cần phải chú ý. Nếu trong gia đình có tang lễ, vậy thì nên dùng đũa màu trắng, nếu dùng đũa màu đỏ thì có nghĩa là không tôn trọng người đã khuất.

Ngược lại, trong nhà có việc vui thì nên đặt đũa đỏ, mang ý nghĩa thịnh vượng, lúc này không nhất thiết phải dùng đũa trắng.

Những nghi thức trong gia đình

Người xưa vô cùng coi trọng quy củ, phép tắc; bởi phép tắc chính là giáo dưỡng. Một người giáo dưỡng có tốt hay không, đầu tiên cần phải thông qua cử chỉ hành động và lời nói của họ trong giao tiếp hàng ngày.

Một người có tu dưỡng tốt đẹp, họ thường sẽ nhận được sự công nhận và thiện cảm của người khác.

Đứng như cây thông, ngồi như chuông, đi như gió, nằm như cung

Tư thế đứng ngồi chuẩn mực chính là hình tượng tốt đẹp nhất của vẻ bề ngoài. Người xưa có câu: “Đi đứng ngay thẳng, sau này làm người cũng sẽ ngay thẳng”.

Vài ngày trước khi các binh sĩ nhập ngũ, việc đầu tiên họ sẽ được huấn luyện là tư thế quân sự, vì nếu họ không thể đứng nghiêm túc thì còn nói đến hình tượng gì nữa.

Lời dạy người xưa: Ăn cơm không cắm đũa, ngồi ghế không rung chân

Ảnh minh họa.

Đi đứng cần phải thẳng thắn và trang nghiêm, ngồi phải có tư thế chuẩn tắc, đi lại cần nhẹ nhàng,… như vậy người khác mới có thể coi trọng bạn. Ngược lại, nếu một người đi dứng ưỡn ẹo, cách xử sự và phong thái không chuẩn mực, người khác sẽ nhìn bạn bằng “một nửa con mắt”.

Ngồi không rung chân

Người xưa thường nói: “Đàn ông rung đùi thì nghèo, đàn bà rung đùi thì hèn”.

Nếu ai có thói quen rung đùi thì nhất định cần phải thay đổi, hành động này được coi là sự thể hiện của xuề xòa, thiếu tôn trọng người khác nơi công cộng.

Rung đùi không chỉ ảnh hưởng đến hình tượng của bạn mà còn ảnh hưởng không tốt đến vận mệnh. Khi hợp tác làm ăn với một ai đó, nếu bạn không ngừng rung đùi, đối phương cũng sẽ khó mà có thể tin tưởng để gắn bó lâu dài với bạn.

Lời dạy người xưa: Ăn cơm không cắm đũa, ngồi ghế không rung chân

Ảnh minh họa.Tôn trọng người già, yêu thương trẻ nhỏ

“Kính già, nhường trẻ” là một đức tính truyền thống tốt đẹp, thế hệ trẻ cần phải biết kính trọng trước những người lớn tuổi.

Khi đối diện với người lớn tuổi hơn thì không được dùng tay để chỉ trỏ, nhất là ngón út, hành động đó thể hiện sự thiếu tôn trọng, không có giáo dưỡng. Ngoài ra, không được đối đãi người lớn tuổi như người bằng tuổi, vừa vai phải lứa, không được gọi thẳng tên hoặc xưng hô không đúng mực, như vậy là mất lịch sự.

Khi ăn cơm không được ngồi lung tung, cần phải có trật tự trên dưới, người lớn tuổi trong nhà ngồi trước thì những người nhỏ tuổi hơn mới được động đũa và bắt đầu dùng cơm.

Tiếp khách đến nhà cần lưu ý điều gì?

Khi ăn, nên để khách lựa chọn thức ăn trước, không thể lật đi lật lại thức ăn, đợi khách ăn xong trước thì mới dừng bữa ăn, trong bữa ăn có khách thì không thể thiếu món canh.

Lời dạy người xưa: Ăn cơm không cắm đũa, ngồi ghế không rung chân

Ảnh minh họa.

Khi có khách, không được quét nhà, điều đó là thô lỗ và sẽ khơi dậy sự phản cảm của khách; cũng không được dùng chổi để răn dạy con cái, đó cũng là hành vi thiếu tôn trọng với khách.

Khi nhận đồ từ khách, nhất định cần dùng cả 2 tay để đón nhận, từ đó thể hiện sự tôn trọng, cảm kích và nâng niu.

Những quy tắc lễ nghi này của tổ tiên lưu truyền lại, nghe có vẻ phức tạp, nhưng đó thực chất là kết tinh của văn hóa truyền thống vô cùng đặc sắc.

-> Ở nhà thuê có cần theo phong thủy không, nên kiêng kỵ điều gì?

T. Linh (Theo Aboluowang)

Nguồn giadinhonline.vn

Tin Mới Nhất