Vụ việc cậu bé 10 tuổibị cha mẹ đưa tới đồn và "giao nộp" cho cảnh sát vì tội ăn cắp tiền của phụ huynh đã khiến mạng xã hội Trung Quốc bàn tán xôn xao.
Nhiều người lên tiếng ủng hộ hành động của cha mẹ cậu bé và cho rằng, việc đưa con tới đồn cảnh sát để cho con hiểu hành vi trộm cắp là sai trái và con cần chịu trách nhiệm về hành động này của mình.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người phản đối hành động kể trên, nguyên nhân là vì làm như vậy dễ khiến đứa trẻ bị ám ảnh tâm lý, điều này ảnh hưởng không tốt tới tâm lý của con trẻ sau này.
Trước tình huống có phần nhạy cảm này, rất nhiều phụ huynh đều có chung một thắc mắc: Vậy khi phát hiện con ăn trộm tiền, cha mẹ cần tránh làm gì?
Thực tế, khi phát hiện trẻ nhỏ trộm tiền, hầu hết phụ huynh đều sốc, giận dữ và phản ứng bằng cách mắng, chỉ trích, kết tội trẻ là hư, xấu... Đây là thái độ phổ biến, dễ hiểu, nhưng cách này chỉ giải tỏa sự bực tức của người lớn chứ không có tác dụng giúp trẻ nhận thức được cái sai và không tái phạm - mục tiêu chính cần hướng tới.
Theo đó, giáo sư nổi tiếng Lý Mai Cẩn cho biết, việc cha mẹ xử lý sai cách khi phát hiện con ăn trộm tiền sẽ để lại những ám ảnh tâm lý không tốt, dễ tạo nên những suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc cho con sau này.
1. Cha mẹ suy diễn theo hướng tiêu cực và sử dụng đòn roi
Rất nhiều bậc phụ huynh khi biết con mình có hành vi sai trái là trộm cắp tiền bạc thường không giữ nổi bình tĩnh và suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực rằng, con giờ dám ăn trộm tiền thì sau này sẽ làm những chuyện hư hỏng tày đình hơn thế.
Chính vì suy nghĩ này mà nhiều cha mẹ đã ngay lập tức sử dụng đòn roi để răn dạy con, vì nhiều gia đình vẫn quan niệm cho rằng: "Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời", do đó phải đánh thật đau để con nhớ không được tái phạm.
Tuy nhiên, theo giáo sư nổi tiếng Lý Mai Cẩn cho biết, việc phụ huynh chưa tìm hiểu rõ vấn đề đã suy diễn theo chiều hướng tiêu cực. Thậm chí việc sử dụng đòn roi với con sẽ dễ khiến con cảm thấy cha mẹ không thấu hiểu mình, từ đó nảy sinh suy nghĩ phản kháng và chống đối lại cha mẹ.
Rất nhiều bậc phụ huynh khi biết con mình có hành vi sai trái là trộm cắp tiền bạc thường không giữ nổi bình tĩnh và suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực. Ảnh minh họa
2. Cha mẹ nhận định con là "đứa trẻ hư", đem chuyện này nói cho người khác
Sau khi nổi giận và trách phạt các con, có không ít bậc phụ huynh sẽ cảm thấy vô cùng thất vọng và nhận định rằng con là "đứa trẻ hư". Thậm chí nhiều phụ huynh còn đem sự việc này đi than thở và nói với những người thân khác trong gia đình.
Hành động này nhìn thì không có ảnh hưởng gì quá lớn, nhưng thực ra lại tiềm ẩn rất nhiều những hậu quả khôn lường. Vì việc quy kết con là "đứa trẻ hư" và kể chuyện này khắp nơi sẽ làm ảnh hưởng tới danh dự và lòng tự trọng của con, khiến con cảm thấy tự ti xấu hổ. Với một số đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ, việc "gắn mác" cho con là "đứa trẻ hư" dễ khiến chúng phản nghịch và nổi loạn hơn trong tương lai.
Chính vì vậy, giáo sư tâm lý Lý Mai Cẩn kiến nghị các bậc phụ huynh, khi rơi vào trường hợp này hãy xử lý thật khéo léo và kín đáo nhất có thể. Tránh việc nhiều người cùng lớn tiếng chỉ trích sai lầm của đứa trẻ.
Mỗi đứa trẻ sở hữu một tính cách riêng và cách chăm sóc, nuôi dạy của bố mẹ sẽ định hình cá tính của các bé trong tương lai.
Bé gái 8 tuổi sang nhà hàng xóm chơi, nhìn thấy trên bàn có 2 tờ tiền 500.000 đồng. Cô bé khá bối rối không biết có nên lấy nó hay không. Tuy nhiên, sau khi nghĩ đến việc có thể mua quần áo mới, sắm đồ chơi, mua đồ ăn ngon cho mẹ, bé đã giấu 1 triệu đồng vào trong người và mang về nhà. Cô bé ngây thơ nghĩ rằng sẽ chẳng ai biết điều gì cả.
Thế nhưng hành động này vô tình lọt vào camera và người hàng xóm sang nói chuyện trực tiếp với mẹ của cô bé. Người này trích xuất clip rất rõ ràng nên bé gái không thể nào giấu giếm hành động sai trái của mình. Cô bé bật khóc.
Nếu trẻ làm điều gì sai trái và không được cha mẹ tha thứ, thậm chí còn bị phóng đại lỗi lầm, điều này sẽ khiến trẻ bị tổn thương tâm lý rất nặng. Ảnh minh họa
Người mẹ thứ 1
Sau khi nghe câu chuyện, bà giận dữ, tức tối quát mắng bé gái rất kinh khủng. Bà nói con bằng những lời thô tục, khó nghe, trách mắng vì sao lại làm những điều nhơ bẩn. Vì mắng con rất to và nặng lời nên hàng xóm xung quanh đều nghe thấy, họ cảm thấy ái ngại và không can thiệp vì cho rằng mỗi nhà có một cách dạy bảo con riêng.
Vụ việc này sau đó ai cũng biết, chuyện bé gái ăn trộm tạo thành tiếng xấu với bản thân cô bé. Mặc cho bé van xin, khóc lóc lần sau con sẽ không như vậy nhưng mẹ cô bé không nghe, vẫn tiếp tục chửi mắng thậm tệ.
Ảnh minh họa
20 năm sau, bé gái trở thành một người nóng tính, bướng bỉnh, sống cùng với những lời xì xào, bàn tán của họ hàng, học chưa xong cấp 2 thì nghỉ hẳn. Ai gặp cũng nói rằng nó láo từ bé, bé tí mà dám đi ăn trộm, gan tày trời...
Người mẹ thứ 2
Sau khi nghe và chứng kiến hết câu chuyện, bà nhẹ nhàng nói với người hàng xóm ''Tôi xin lỗi về việc này và sẽ đưa lại toàn bộ số tiền đã mất'' sau đó quay sang con gái ''Con cần tiền có việc gì thì để mẹ đưa cho con nhé. Con lấy tiền của người khác như vậy là sai và nếu bị phát hiện thì sẽ mang tiếng xấu. Bây giờ con xin lỗi cô và hứa không tái phạm chuyện này nha''.
Lời nói nhẹ nhàng của người mẹ đã khiến bé gái cảm thấy đỡ sợ. Bé thỏ thẻ lời xin lỗi và đó là lần cuối bé trộm đồ của người khác. Và cũng không một ai nhắc đến chuyện cô bé ăn trộm cả.
20 năm trôi qua, hiện tại cô bé đã trở thành một bà mẹ. Cách dạy con năm xưa luôn được cô ghi nhớ và dạy lại cho con mình. Cô bé thầm cảm ơn mẹ vì đã không trách mắng, đã thấu hiểu và giúp bé có cơ hội sửa sai.
Huấn luyện viên Carole Banks của Empowering Father - dịch vụ tư vấn, đào tạo làm cha mẹ - nhận định, những cảm xúc này có thể hủy hoại quan hệ cha mẹ và con cái. "Việc trẻ ăn trộm tiền không phải do cách nuôi dạy của bố mẹ. Đó là vấn đề của đứa trẻ và cách thức không phù hợp mà chúng chọn để giải quyết vấn đề của mình".
Khi bắt quả tang con trộm tiền, cha mẹ thường tự dằn vặt mình và tự hỏi mình đã sai ở đâu: "Tại sao con tôi lại làm điều này, tôi đâu có dạy dỗ chúng như vậy?". Theo chuyên gia, thay vì kết luận mọi việc theo hướng tiêu cực, hãy hiểu rằng đây là một hành vi có thể thay đổi được.
Bảo Bảo tuy mới 5 tuổi nhưng rất thích được cha mẹ mua cho đồ mới. Mỗi lần đi siêu thị, cậu bé luôn muốn cha mẹ mua cho mình vài món đồ, nếu không sẽ giận dỗi, ăn vạ.
Ảnh minh họa
Vì vậy, Bảo Bảo hiểu rằng, tiền rất quan trọng vì nó có thể mua được những thứ mình thích. Cha mẹ của cậu bé thường để một ít tiền trong ngăn kéo. Tuy nhiên, vào một ngày, người mẹ phát hiện tiền trong ngăn kéo bị mất, thủ phạm không ai khác chính là Bảo Bảo.
Khi biết được thủ phạm, người mẹ không mắng Bảo Bảo ngay mà nói một cách ôn tồn: "Mẹ bị mất tiền, con có thể giúp mẹ tìm tiền được không. Nếu con tìm thấy, mẹ sẽ thưởng cho con một món đồ chơi".
Bảo Bảo rất vui khi nghe điều đó, cậu bé vội vàng lấy tiền ra và nói với mẹ mình đã tìm thấy nó. Người mẹ thấy vậy liền động viên: "Con giỏi quá! Lần tới mẹ sẽ bỏ tiền vào chỗ này, con giúp mẹ canh chừng nhé, đừng để bị mất nữa". Từ đó đến nay, gia đình của Bảo Bảo chưa bao giờ bị mất tiền nữa.
Khi cha mẹ phát hiện tiền trong nhà bị con cái lấy trộm, mỗi người sẽ có những phương pháp dạy con khác nhau. Tuy nhiên, nếu cha mẹ đối xử bằng cách la mắng trước hành vi của con thì sẽ tác động tiêu cực đến trẻ:
Làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ
Tâm hồn trẻ thơ rất mỏng manh, dễ tổn thương, nếu cha mẹ đối xử không đúng mực, không để ý đến lời ăn tiếng nói, họ khiến con mình bị tổn thương mà không hề hay biết.
Làm trẻ rụt rè, kém cỏi
Nếu trẻ làm điều gì sai trái và không được cha mẹ tha thứ, thậm chí còn bị phóng đại lỗi lầm, điều này sẽ khiến trẻ bị tổn thương tâm lý rất nặng, dẫn tới tính cách trở nên rụt rè, mất tự tin.
Làm cho trẻ trở nên nổi loạn
Cha mẹ giáo dục không đúng cách sẽ khiến con cái không ngừng đối đầu lại. Đôi khi cha mẹ cần phải "mềm nắn rắn buông" mới mang lại hiệu quả tốt nhất.
Khi còn nhỏ, trẻ chưa ý thức được hành động ăn cắp là rất nghiêm trọng, vì thế cha mẹ đừng phóng đại hành vi này quá mức. Chỉ cần trẻ được giáo dục đúng cách, điều chỉnh hành vi, chúng sẽ dẫn phát triển theo chiều hướng tốt và thay đổi được những hành vi sai trái của mình.
1. Tìm hiểu lý do vì sao trẻ trộm tiền
Nói về lý do trẻ trộm tiền, Jerome F. Brodlie, tiến sĩ tâm lý học trẻ em và vị thanh niên tại Đại học Columbia, Mỹ cho biết, hành vi trộm cắp có thể do trẻ bị thiếu thốn về mặt kinh tế. Chẳng hạn khi đến trường, bạn bè xung quanh đều mua đồ ăn vặt trong khi trẻ thì không có tiền mua. Và trẻ lấy trộm tiền của bố mẹ để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu.
Khi trẻ trộm tiền, bố mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên do, nếu như mức trợ cấp hàng tháng quá ít thì có thể tăng thêm cho trẻ. Ngoài ra, bố mẹ cần giải thích và chỉ rõ cho trẻ biết ngay cả khi cần thì cũng không được lấy tiền của bố mẹ mà chưa được cho phép. Trong khi nói chuyện, bố mẹ cố gắng kìm chế cảm xúc, đừng quát tháo hay đánh con để răn đe.
Nói chuyện nhẹ nhàng, bình tĩnh sẽ giúp trẻ biết ăn năn, hối lỗi và tránh được những phản ứng tiêu cực không mong muốn. Nhiều trường hợp, bố mẹ vì quá nóng giận, khiến trẻ sợ và thường có xu hướng phản ứng lại để bảo vệ bản thân, chối bằng được hành vi sai trái của mình.
Khi trẻ trộm tiền, bố mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên do, nếu như mức trợ cấp hàng tháng quá ít thì có thể tăng thêm cho trẻ. Ảnh minh họa
2. Luôn nhấn mạnh lòng trung thực với trẻ
Nếu bố mẹ thường xuyên nói chuyện về lòng trung thực, về lâu dài sẽ giúp ngăn chặn các hành vi nói dối cũng như ăn cắp ở con. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy luôn chỉ cho con thấy những kết quả tốt đẹp khi thành thật và khen ngợi bất cứ khi nào trẻ trung thực nhận lỗi trước những hành động sai trái của bản thân.
Khi trẻ biết sửa sai, bố mẹ không nên nhắc lại quá khứ hay lỗi lầm cũ nữa.
3. Dạy trẻ biết tôn trọng tài sản của người khác
Để trẻ nhỏ hiểu quyền sở hữu tài sản, bố mẹ hãy áp dụng với chính đồ đạc của chúng trước. Ví dụ, mỗi khi muốn mượn đồ đạc của trẻ, bố mẹ sẽ hỏi trẻ trước và chỉ cầm khi được chúng đồng ý. Lâu dần, con bạn sẽ hiểu và biết tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác. Chúng sẽ không động vào đồ đạc, tiền nong của bố mẹ khi chưa được phép.
Ảnh minh họa
4. Nếu con lấy trộm tiền của người ngoài
Trường hợp trẻ không trộm tiền của bố mẹ mà trộm của người ngoài thì điều quan trọng nhất bạn phải bắt trả lại tiền ngay lập tức và xin lỗi nạn nhân. Hãy cùng trẻ viết một lá thư xin lỗi, cùng đem trả lại cho người bị mất.
Trong suốt quá trình đó, hãy giải thích hành động đó là sai và động viên trẻ nhận lỗi.
5. Chỉ cho trẻ thấy hậu quả của việc ăn trộm tiền
Bố mẹ hãy chỉ cho con thấy hậu quả của việc ăn trộm sẽ như thế nào để biết sợ mà không dám tái phạm. Ngoài ra, bố mẹ đưa ra một số hình phạt như làm việc nhà để trẻ thấy được sự khó nhọc, vất vả mà biết quý trọng đồng tiền hơn.
6.Giao tiếp với con cái
Giọng điệu trong lời ăn tiếng nói của cha mẹ rất quan trọng khi giao tiếp với con cái vào lúc này. Cha mẹ không nên sử dụng bạo lực, mắng mỏ khi con cái ăn trộm, vì điều này sẽ ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý trẻ và không khiến trẻ biết suy nghĩ hơn.
Khi ăn trộm tiền, trẻ cũng rất sợ và khi bị cha mẹ phát hiện ra, chúng càng sợ hãi bội phần. Thay vì để con cái lúc nào cũng sống trong tâm lý sợ hãi, cha mẹ cần giao tiếp với con một cái thoải mái để trẻ nhận ra vấn đề mình đang làm là sai và không được phép lặp lại sau này.
7. Giáo dục trẻ hình thành cái nhìn đúng đắn về tiền
Đây là cơ hội để cha mẹ dạy dỗ con cái về ý nghĩa của tiền bạc. Nhiệm vụ quan trọng của trẻ là học tập thật tốt, đừng để chúng quá coi trọng tiền bạc ngay từ khi còn nhỏ. Cha mẹ nên hướng dẫn con cái có cái nhìn đúng đắn về tiền bạc.
Mỗi đứa trẻ đều là thiên thần, nhưng khi trẻ thiếu hiểu biết và làm những điều sai trái, cha mẹ cần dùng tình thương và lòng bao dung để giáo dục con mình.
Trẻ dưới 7 tuổi
Bạn thường lo lắng việc trẻ nói dối sẽ ảnh hưởng xấu đến tương lai của chúng. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng đó là hành vi phát triển bình thường ở trẻ nhỏ. Trẻ dưới 3 tuổi thậm chí không hiểu khái niệm trừu tượng về nói dối.
Trong độ tuổi 3-7, trẻ bắt đầu hiểu nói dối là gì nhưng vẫn dễ nhầm lẫn giữa thật và giả. Chúng có thể kể những câu chuyện phức tạp, không có trong thực tế, nhưng vẫn một mực khẳng định nói thật, vì tin những điều vừa nói là thật.
Trẻ trong độ tuổi 3-7, chúng biết tiền có thể đổi được thứ mong muốn, và tiền có trong ví của bố mẹ, chứ không ý thức được việc mình đang làm là vi phạm đạo đức. Ảnh minh họa
Trẻ độ tuổi này chưa coi trộm cắp là hành vi phạm tội. Hiểu một cách đơn giản, chúng biết tiền có thể đổi được thứ mong muốn, và tiền có trong ví của bố mẹ, chứ không ý thức được việc mình đang làm là vi phạm đạo đức. Vẻ mặt tức giận của bạn cùng những câu hỏi nghiêm khắc về khoản tiền bị mất có thể khiến trẻ sợ hãi và phủ nhận việc đã làm. Bạn cho rằng trẻ đang nói dối và càng tức giận hơn.
Với những đứa trẻ này, bạn nên làm ngược lại, tức là cho thấy bạn không cáu giận hay trách phạt. Khi đó, trẻ sẽ dễ dàng thú nhận hơn. Khi có mặt trẻ, hãy tự hỏi chính mình thật to "Mình đã để tiền vào trong ví và không có chuyện gì xảy ra đến khi rời phòng. Không biết chuyện gì đã xảy ra nhỉ?". Khi đó, trẻ có thể sẽ đưa cho bạn số tiền đã lấy một cách rất thoải mái, giống như trả lại đồ chơi vậy.
Ảnh minh họa
Trẻ lớn hơn
Mặc dù trẻ 8-12 tuổi đã hiểu rõ ăn cắp và nói dối là sai trái, chúng vẫn có thể vi phạm. Với trẻ trong độ tuổi này, ăn cắp giống như một bài kiểm tra giữa ranh giới đạo đức với các thử nghiệm xã hội mới mẻ, khiến trẻ tò mò. Việc này cũng có thể xảy ra khi bạn bè của trẻ có đồ chơi, dụng cụ mới và bạn từ chối đáp ứng kèm lời giải thích không thỏa đáng. Khi đó, trẻ sẽ tự giải quyết bằng cách ăn trộm tiền.
Trường hợp này, trước hết bạn cần hiểu và theo sát để hiểu nhu cầu, vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Sau đó, bạn nên chia sẻ với trẻ rằng ăn cắp và nói dối khiến người khác bị tổn thương, ảnh hưởng tiêu cực khi trẻ lớn lên. Trẻ có thể chưa suy nghĩ thấu đáo về tác động của hành vi nên việc giáo dục là cách hiệu quả để định hình quan điểm cho trẻ từ sớm.
Ngoài ra, trong cuộc nói chuyện, bạn cần tìm được nguyên nhân, động cơ khiến trẻ lấy tiền và nói dối. Có thể chính bạn cũng có lỗi trong chuyện này khi chưa đáp ứng, giải thích khéo léo cho trẻ, hoặc trẻ chỉ muốn gây sự chú ý với bạn... Sau đó, bạn cần yêu cầu trẻ trả lại tiền hoặc lấy lại món đồ chơi yêu thích của trẻ có giá trị tương đương số tiền bị mất. Dù theo cách nào, bạn luôn cần đưa ra một hình phạt hoặc sự trao đổi để trẻ không tái phạm.
Khi nào bạn nên lo lắng?
Nếu trẻ ăn trộm tiền và nói dối liên tục, thay vì nhìn từ góc độ khoa học hay giáo dục, bạn nên xem chuyện gì khác đang xảy ra. Liệu trẻ có thiếu nợ bạn bè, lỡ làm hỏng một vật có giá trị và phải đền hay đang bị bắt nạt tại trường học?
Nếu con bạn không thể ngừng hành vi xấu, bạn cần tìm ra nguyên nhân khiến điều này lặp đi lặp lại. Quan trọng hơn thế, ngay cả khi lo lắng về tính cách của con, cha mẹ cũng đừng để chúng nghĩ rằng bạn đánh giá chúng là một người tồi tệ. Thậm chí, bạn cần truyền đạt thông điệp ngược lại, để trẻ hiểu rằng bản thân cần sửa đổi và làm điều đúng đắn, vì đó là điều những người tử tế luôn làm. Bạn có thể động viên trẻ bằng cách nói: "Bố/mẹ biết là khó, nhưng bố/mẹ tin rằng con sẽ làm được".
Nếu nguyên nhân thuộc về khía cạnh tâm lý và tính cách, thậm chí trẻ không hối hận vì những gì đã làm, bạn nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ tâm lý để được giúp đỡ.
Cặp song sinh của Hà Hồ được khuyến khích làm một việc mà các bậc cha mẹ thông thái trên thế giới đều dạy con
GĐXH - Có bố mẹ là những nghệ sĩ giải trí hàng đầu showbiz Việt, cặp song sinh của Hà Hồ và Kim Lý được dạy dỗ chỉn chu từ bé, không được quá nuông chiều như nhiều gia đình có điều kiện kinh tế khác.
8 cách nói chuyện giúp cha mẹ dễ dàng khiến trẻ chịu lắng nghe
GĐXH - Con không chịu lắng nghe và ghi nhớ những gì cha mẹ dạy bảo khiến nhiều phụ huynh cáu gắt. Vậy có cách nào để cải thiện điều đó?
Bình luận
Nguồn giadinh.suckhoedoisong.vn