Cách hay giúp bạn không bị đứng cho vay, quỳ đòi nợ, lưu lại để cần thì áp dụng

  • 10/02/2017 16:07:37

Xưa giờ người ta sợ nhất là chuyện cho vay vì dù cho hay không cho cũng mất lòng. Nhất là cho vay xong rất dể bị quỵt nợ. Kinh nghiệm lâu năm nghe kể về mấy chuyện cho vay giờ mình chia sẻ lại cho các bạn nè, có gặp cũng biết đường nha. Khôn khéo từ trước khi cho vay cho tới đòi được nợ luôn

1. Trước khi cho mượn tiền

Phải cân nhắc cho kỹ là tiền bạc và tình nghĩa cái nào quan trọng hơn:

-Nếu thật sự đó là bạn thân và người đó thật sự sống tình nghĩa bấy lâu với bạn thì có thể cho mượn vì: “Khi thấy bạn khó khăn. Người tự nguyện giúp đỡ bạn, không phải do nợ bạn cái gì, mà do thực sự coi bạn là bạn bè”.

-Nếu không mấy thân cho lắm thì nên suy nghĩ cho kỹ: Thứ mà bạn cho người ta vay không phải chỉ là tiền, mà là lòng tin, sự tín nhiệm, sự khích lệ, là tin tưởng vào năng lực của người đó vì “khi bạn bè hỏi mượn tiền, không cho thì mất bạn. Nhưng cho bạn mượn tiền thì mất bạn lẫn cả mất tiền”.

2. Khi quyết định cho vay
- Nếu số tiền nhỏ: Không cần phức tạp vấn đề, khi họ vay tiền, chỉ cần nói khéo là nhắn lại tin nhắn số tiền và địa điểm cần vay. Sau đó chụp lại màn hình lưu giữ bằng chứng là xong. Tránh mất tình cảm mà cũng khỏi phải mất tiền oan uổng. 

- Nếu số tiền lớn: Dù là người thân họ hàng hay bạn bè thân thuộc cỡ nào cũng vậy, vài chục ngàn không sao chứ bạc triệu thì phải có giấy tờ. Không cần biết cho vay có lãi hay không, cũng nên ký tờ giấy đảm bảo. Thứ nhất là để an tâm cho bản thân, thứ 2 là cũng đảm bảo cho người đi vay có động lực làm để trả nợ chứ.

- Nếu người lạ vay: Thì không chỉ cần giấy tờ đảm bảo mà còn phải có ghi âm cuộc trò chuyện hai bên. Tốt nhất là còn phải có người thứ 3 làm chứng, cái này bên đi vay sẽ cũng hiểu cho mình thôi. Vì người xa lạ, quý lắm mới cho vay rồi, giữ chút niềm tin thì chẳng có gì quá đáng cả. 

Lưu ý là Nhớ nói là có thể đòi bất cứ lúc nào khi mình kẹt tiền hoặc trong giấy tờ phải ghi rõ thời hạn trả luôn để khỏi mất lòngcũng như mất tiền nha.

3. Khi muốn đòi nợ trước
Khổ lắm, không cho mượn thì sợ người ta giận, cho mượn xong giờ phải nghĩ cách đòi khéo, không thì cũng mất lòng

-Nếu đòi số tiền ít: Dùng câu nhẹ nhàng, thân thiện: “A, hôm bữa tui với bà đi ăn rốt cục hóa đơn nhiêu quên rồi?”; “Ê, bữa bà mua cái áo đó tới bao nhiêu vậy, còn hàng không?”. Dùng câu này để nhắc người ta nhớ về cái lần chi tiền, cái hoàn cảnh lúc họ đã mượn tiền.

Hoặc có thể áp dụng theo kiểu, nếu hôm trước cho mượn 25k thì hôm nay giả bộ nói:”Ê bồ, cho mượn 40-50k gì đi, đang cần gấp làm ơn.hoặc nhờ họ mua giúm card điện thoại co giá trị gần bằng. Sau khi họ đưa tiền hoặc card điện thoại thì la lên :”Ê bữa bà mượn tui mấy chục đó, trừ luôn nha” =))

- Nếu đòi số tiền lớn: “Hôm bữa trước có cho mượn, nhưng nay tui cần việc gấp, xin lỗi bà nhiều nhưng có thể cho tui mượn lại không. Ít bữa cần tui có thể xoay tiền rồi cho mượn lại”

4. Khi đòi nợ đến hạn:

- Nói ra thiệt ngại, nhưng em đang kẹt tiền, chị cho em mượn ABC nha.

- Hình như hôm trước chị mượn em 2 triệu hẹn mai đưa lại thì phải. Mai chị gửi giúp em nhé, nhà em có việc. Không cố ý đòi nợ nên mong chị thông cảm vì em gấp thật.

- Ê hôm bữa bà hứa tôi là hôm qua bà trả tiền đó. Tính để bà vài bữa nữa mà tự dưng mẹ tôi cần tôi bù qua tiền hàng gấp, bà cho tui mượn lại nha.

5. Đòi nợ quá hạn:

- Gửi tin nhắn/gọi điện liên tục: Cách đòi nợ này được đánh giá ở mức độ cũng khá nhẹ nhàng, bạn có thể nhắn tin hoặc gọi 1 ngày 5-10, thậm chí 20 cuộc điện thoại cho con nợ, gọi tới di động, máy bàn cơ quan, máy bàn nhà riêng… con nợ mà tắt máy hoặc chặn thì gọi qua số người nhà của con nợ luôn.

- Gửi email đòi nợ: Gửi kèm luôn cho một vài địa chỉ mail khác, tùy mức độ nha ví dụ như mail của đồng nghiệp, của các đối tác kinh doanh của họ, thậm chí là mail của Sếp luôn cho họ chừa. Con người ai cũng sĩ diện mà, chắc họ tởn tới già.OunoCylwpYKyp30ve18nSkknSdqT3U0NAQ51dM4i0t91GE5EVyVQMLfGuVAkuc4nHjljxJhQlNmiZJzUgHVYN0LmwrP8z8rWHcmHfOfkdmWxxXu8nynZTefEGLDO6Bp_Fw27Fjsr

- Hacker: Tự nhiên thấy mắc cười là đã có kế sách cực kỳ là nhắn tin cho nợ biết: “Nếu không trả tiền tôi, tôi sẽ thông báo với các chủ nợ của bạn là bạn đã trả tiền tôi rồi, và bạn đang có rất nhiều tiền đó, đến mà đòi đi.” 6PcqjwIkI1Zku0fEJElauqAhanFh4EUjAL33jfKxw06hB1hAP2ME7TD1A9d5vtQ852c6lvs2lX9l-Wyd7b4gCoP5ytCcSOp6nlN6kS65H1lQH_Ysnwj1l0qccjXnhNA7qSI-Tbkp

- Bêu rếu trên facebook: cách này hiện đại nè các tỷ muội à. Cứ viết status than trách, oán hận các thứ lên Facebook; con nợ tự nhiên bị quê trước bàn dân thiên hạ là trả tiền ngay hà

- Theo dõi con nợ: Cách này bạn phải đầu tư hơn một chút, bám sát theo đối tượng, đợi thời điểm nào họ đi rút tiền tại ngân hàng, máy ATM hoặc đi mua hàng mà móc ví ra thấy có tiền thì túm lấy tiền ngay tại chỗ. 

- Làm mất uy tín, danh dự của con nợ: Lên công ty của con nợ, và yêu cầu được gặp mặt với lí do đòi nợ. Cao thủ hơn, đối với những con nợ là chủ cửa hàng, giám đốc công ty bạn có thể tiếp cận luôn khách hàng của họ, nói rằng bạn phải túc trực ở đây để lấy tiền nợ của ông chủ, nhiều ông chủ vì sỹ diện với khách hàng, với đối tác sẽ phải nhanh chóng trả nợ cho bạn.

- Tiếp cận với người thân của con nợ: Gặp vợ/chồng, bố mẹ, anh chị em, người yêu của con nợ đó. Bí quá đòi tới cỡ đó, mà con nợ không trả, ngườ nhà con nợ cũng không trả thay thì lê lết sang nhà hàng xóm rêu rao luôn.

- Đi cùng một “giang hồ”: Coi như là biện pháp dằn mặt, không cần đàn anh đàn chị đâm chém gì cả, chỉ cần nhờ 1 ai đó cao to lực lưỡng có xíu máu mặt đi cùng để dọa thôi. Bắt ra nói chuyện cho dứt khoát rằng cần phải có tiền cho bạn trong vòng bao ngày, và bạn không chấp nhận bất cứ lí do trì hoãn nào khác, nếu không thì đừng trách bạn dùng biện pháp mạnh hơn.

Xem thêm >>> Những  tin nóng trong ngày không thể bỏ qua

Nguồn www.webtretho.com